Nhiều người có tâm lý lo lắng, chán chường khi cho rằng thế giới ngày nay đang đầy ắp các rủi ro, nhưng bạn sẽ nghĩ sao nếu biết rằng trong môi trường thiên nhiên.
Nhiều người có tâm lý lo lắng, chán chường khi cho rằng thế giới ngày nay đang đầy ắp các rủi ro, nhưng bạn sẽ nghĩ sao nếu biết rằng trong môi trường thiên nhiên, các loài cây cỏ và nấm có thể được vận dụng tạo thành các giải pháp khắc phục các sự cố trên hành tinh.
Biệt dược Ibogaine: chống các chứng nghiện
Ibogaine là tên của một biệt dược ảnh hưởng đến trí tuệ có nguồn gốc từ thiên nhiên, chính xác là nó được chiết xuất từ một loài cây thành viên của họ Trúc Đào (Apocynaceae) hay còn được biết đến dưới tên gọi là Iboga (tên khoa học là Tabernanthe iboga). Mặc dù vào năm 1962, loài cây Iboga lần đầu tiên được quảng cáo như là biệt dược chống các chứng nghiện được giới thiệu bởi Howard Lotsof, nhưng người phương Tây mãi sau đó một thế kỷ mới biết đến bí mật này. Ở Pháp, biệt dược Ibogaine được tiếp thị dưới cái tên là "Lambarene" - là một loại thuốc Tây có tác dụng cho người ăn kiêng. Ibogaine là một loại Indole Alkaloid được chiết xuất từ cây Iboga. Vào đầu thập niên năm 1960, các nhà khoa học đã mở ra một cuộc điều tra nhằm tìm hiểu những khả năng thần kỳ của biệt dược Ibogaine trong việc "đánh sập" các chứng nghiện do việc sử dụng methadone, heroin, rượu và cocaine. Mặt khác Ibogaine cũng được tiêm vào trong cơ thể, giúp cho các nhà khoa học làm sáng tỏ các ảnh hưởng tâm lý cũng như các trạng thái hành vi hoặc những trục trặc liên quan khác. Tuy nhiên, liệu pháp sử dụng biệt dược Ibogaine ứng dụng cho người nghiện ma túy cũng là đề tài cho một số cuộc tranh luận. Vì những lý do an toàn, cho nên ở Mỹ và một số ít các quốc gia liên quan, người ta xây dựng các phương án sử dụng được giới hạn một cách ngặt nghèo nhất. Cả Canada và Mêhicô đều cho phép việc sử dụng liệu pháp Ibogaine trong việc điều trị bệnh nhằm tìm hiểu cơ chế giải độc tố của nó. Hiện tại, biệt dược Ibogaine được sử dụng để điều trị bệnh tại 12 quốc gia nằm trên 6 châu lục trong cơ chế giải độc cho những người mắc chứng nghiện methadone, heroin, cồn, bột cocaine, cocaine tinh chế và methamphetamine cũng như ứng dụng trong điều trị cơ chế tâm lý nội thể và các bệnh học liên quan đến tâm thần.
Loài cây chùm ngây, thuộc giống Moringa, là một loài cây được canh tác rộng rãi khắp thế giới. Loài cây này có giá trị dinh dưỡng khá cao và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thân cây khá mảnh khảnh, thân cành phân nhiều nhánh khác nhau, cây cao xấp xỉ 10m. Nhưng nếu trồng làm thức ăn thì nên bấm ngọn cây khi cây cao khoảng 1m, để từ đó cành nhánh phân bố như tán dù, và khi cây ra trái cũng dễ dàng thu hái hơn. Cây chùm ngây được xem là một trong những loài cây hữu dụng bậc nhất thế giới khi mà toàn bộ các phần trên cây chùm ngây đều có thể được dùng làm thức ăn hoặc phục vụ cho các mục đích khác.Cây chùm ngây: chống suy dinh dưỡng toàn cầu, làm sạch nguồn nước.
Lá cây chùm ngây có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáng kể là thành phần beta-carotene, vitamin C, chất đạm, chất sắt và kali. Cây chùm ngây còn là nguồn cung cấp đáng kể canxi và phốt-pho. Hạt của quả chùm ngây còn có tác dụng tăng cường sinh lực, dùng để điều chế làm thuốc trị chứng bất lực ở đàn ông hoặc làm tăng cường khả năng ham muốn ở đàn bà. Trong hạt chùm ngây có chứa từ 38 - 40% dầu ăn được (còn gọi là dầu ben). Thứ dầu nguyên chất từ hạt quả chùm ngây rất trong, không mùi, để lâu không trở mùi như các loại dầu thực vật khác. Bột hạt chùm ngây sau khi ép dầu, phơi khô có thể được dùng để làm tác nhân làm trong sạch các nguồn nước bị nhiễm bẩn. Vỏ cây, nhựa cây, rễ cây, lá, hạt, dầu và hoa của cây chùm ngây đều được dùng để làm thuốc trị bệnh cứu người tại một số quốc gia trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cây chùm ngây được sử dụng trong việc đấu tranh chống suy dinh dưỡng tại nhiều quốc gia, nó là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ em mới sinh ra và những người mẹ vừa mới sinh con. Đặc biệt ba tổ chức phi chính phủ là tổ chức "Cây Đời", tổ chức "Nhà thờ Thế giới" và tổ chức "Giáo dục cảnh báo về đói nghèo", đã ủng hộ cho cây chùm ngây là "loài cây dinh dưỡng của xứ sở nhiệt đới". Lá chùm ngây có thể ăn tươi, nấu chín hay bảo quản dưới dạng bột trong suốt nhiều tháng mà không cần sử dụng đến tủ lạnh, và cũng không hề mất đi giá trị dinh dưỡng khi để lâu. Cây chùm ngây đặc biệt được dùng làm thức ăn tại xứ sở nhiệt đới vì nó vẫn còn lá tươi tốt cho mãi đến cuối mùa khô mặc dù vào thời điểm đó thì các loại thực phẩm khác trở nên khan hiếm. Lá cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin A hơn cả cà rốt, nhiều canxi hơn sữa, nhiều sắt hơn rau muống, nhiều vitamin C hơn cam chanh, nhiều kali hơn chuối, và nhiều chất đạm hơn trứng và sữa.
Nấm sò, tên khoa học là Pleurotus ostreatus, là một loài nấm có thể ăn được.
Lần đầu tiên loài nấm này đã được canh tác tại Đức và ngày nay nó đã trồng trọt khắp thế giới. Nấm sò ngoài mặt làm thức ăn thì nó còn dùng làm thuốc chữa bệnh, trong thành phần của nấm có tồn tại chất lovastatin có khả năng làm giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu. Nấm sò lan rộng và ưa mọc trong các khu rừng cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nó ưa mọc trên thân các cây gỗ rụng lá theo mùa, đặc biệt là trên thân gỗ cây sồi. Nấm sò có thể tiêu diệt và "ăn thịt" loài giun tròn, hành vi ăn thịt động vật này được xem là cách thức giúp cho nấm sò có thể tiếp nhận thêm khí nitơ. Vụ thảm họa tràn dầu trên vịnh Mêhicô đã tạo ra một cơn ác mộng tiềm tàng làm đe doạ tất cả các hệ sinh thái tự nhiên tại những vùng bị ảnh hưởng, gây hiện tượng nước biển và sông ngòi ven biển bị nhiễm độc. Nhưng theo các báo cáo mới nhất thì một số các nhà khoa học gần đây đã sử dụng một số loài nấm, trong đó có nấm sò được dùng để làm sạch ô nhiễm do váng dầu. Trong nhóm các nhà khoa học này có nhà nấm học Paul Stamets, hiện nay ông đang làm việc tại phòng thí nghiệm Battelle đã quả quyết cho rằng những đặc tính của loài nấm sò có khả năng làm "phân tách" cấu trúc hydrocarbos, giảm thiểu sự tập trung của dầu điêzel nhiễm độc trong đất từ 10.000 PPM (phần triệu) xuống ít hơn 200 PPM (phần triệu) chỉ trong vòng 16 tuần xử lý. Trong một thông cáo báo chí trích dẫn về thảm họa tràn dầu Deep Horizon, nhà nấm học Stamets công bố rằng loài nấm sò có khả năng dung hoà với nước mặn và vì vậy ông đang nghiên cứu nhằm phát triển một loại "hàng rào nấm" được chế từ trấu và nấm sò. Những "hàng rào nấm" này có thể thẩm thấu và khử nhiễm các mảng dầu trôi nổi trên mặt nước. Những bãi biển và các vùng đầm lầy bị ảnh hưởng từ vụ tràn dầu ở vịnh Mêhicô có thể áp dụng công nghệ này để làm sạch nguồn nước, cũng như khử các chất độc, vi khuẩn và ô nhiễm phân bón đang trực tiếp đầu độc những hệ thống cung cấp nước ngọt trên đất Mỹ. Nếu Việt Nam chúng ta cũng áp dụng công nghệ này thì vấn đề ô nhiễm sẽ được xử lý triệt để, tái tạo cảnh quan môi trường nước trong lành và an toàn với nhu cầu sử dụng của người dân.Nấm Sò: Tác dụng tẩy sạch váng dầu hoả, chống ô nhiễm môi trường
NGUYỄN THANH HẢI (Theo WHO, Health, Science)